Tiểu thuyết có lẽ là cái tê không còn quá xa lạ gì với những người hay đọc sách, đây là một trong những thể loại văn học được nhiều người yêu thích. Và tiểu thuyết cũng nổi tiếng với nhiều tác phẩm kinh điển trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và định nghĩa được tiểu thuyết là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng timheald.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm rõ nhé!
I. Tiểu thuyết là gì?
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có tính hư cấu, thông qua các nhân vật, tình huống và sự kiện, phản ánh một bức tranh rộng lớn hơn về xã hội và các vấn đề của cuộc sống con người biểu hiện tính tường thuật kể chuyện theo những chủ thể xác định.
Như định nghĩa của Belinski thì “tiểu thuyết là thiên sử thi về đời tư” dùng để chỉ hình thức tự sự phổ biến nhất tập trung vào số phận của các cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển. Câu chuyện mở ra ở đây trong không gian và thời gian nghệ thuật, truyền tải cấu trúc của tính cách.
Tiểu thuyết với lịch sử phát triển dài từ những kiệt tác của tiểu thuyết Trung Quốc đến những tác phẩm đồ sộ của chủ nghĩa hiện thực phê phán phương Tây, từ tiểu thuyết sử thi anh hùng ca của văn học Nga thế kỷ Bạc đến nguồn văn học Mỹ Latinh đến sự trỗi dậy của những nền văn hóa châu Á,…
II. Đặc điểm của tiểu thuyết là gì?
Để nắm rõ được tiểu thuyết là gì cần phải hiểu về đặc điểm của tiểu thuyết cụ thể như:
- Tính văn xuôi: Là phương thức tự sự thuộc dòng văn kể chuyện. Việc này giúp mô tả hiện thực toàn vẹn và tái hiện chúng sao cho thống nhất và phơi bày được sự phức tạp muôn màu của xã hội.
- Tính hư cấu: Đây chính là tính không thể thiếu với dạng tiểu thuyết. Họ tạo nên những nhân vật vượt xa những nguyên mẫu hay câu chuyện hư cấu sử học,…Tác giả chấp nhận hư cấu là một yếu tố tất yếu để tái hiện sự thật của hiện thực cuộc sống.
- Nghệ thuật kể chuyện: Giọng điệu chủ đạo của tiểu thuyết là sử dụng nghệ thuật kể chuyện theo nhiều phong cách khác nhau. Nhân vật cũng có thể coi tôi là người kể chuyện với tư cách là nhân vật trung gian hoặc với tư cách là một nhân vật khác trong tác phẩm,…
- Tính đa dạng sắc độ thẩm mỹ: Tiểu thuyết không tồn tại quá trình lựa chọn màu sắc đặc trưng cho việc tiếp nhận hiện thực mà nội dung nó là sự chuyển hóa và kết hợp giữa các yếu tố thẩm mỹ về cao cả, thấp hèn, đẹp, xấu,…
- Tổng hợp: Tổng hợp là một khía cạnh không thể thiếu của tiểu thuyết. Nó thể hiện khả năng dung nạp đa dạng phong cách nghệ thuật của nhiều loại hình văn học.
- Phản ánh đời sống trọn vẹn: Tiểu thuyết trình bày hiện thực của người kể chuyện như một người đương đại. Nó có khả năng bao quát chiều dài và chiều rộng của không gian và thời gian, thể hiện chi tiết đời sống con người,…
III. Cấu trúc của tiểu thuyết
Các yếu tố cần thiết của một cuốn tiểu thuyết bao gồm các nhân vật các chương,..cụ thể:
1. Chương
Chương là các phần truyện được chia theo thời gian, không gian, sự kiện nhân vật. Mỗi chương thường có thời gian, địa điểm, điểm nhìn, góc nhìn khác nhau của các nhân vật. Độ dài chương và nội dung cũng không xác định và thường phụ thuộc vào ngòi bút của tác giả.
2. Nhân vật
Nhân vật là yếu tố không thể thiếu với bất cứ cuốn tiểu thuyết nào và nhân vật là người xuất hiện trong một câu chuyện. Ví dụ về các nhân vật là nhân vật chính và nhân vật phản diện. Nhân vật chính là nhân vật của câu chuyện mà tác giả dành phần lớn thời gian để nghiên cứu và phát triển cốt truyện. Đôi khi nhân vật chính sẽ là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
3. Cốt truyện
Cốt truyện là phần nội dung bao gồm các nhân vật được thiết kế và xác định trước. Mục tiêu trình bày mạch chuyện và điểm cảm xúc của nhân vật, cốt truyện giúp dẫn dắt người đọc hiểu được nội dung mà tác giả muốn thể hiện một cách dễ hơn.
IV. Một số thể loại nổi bật của tiểu thuyết
1. Tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám là dòng văn xuôi có nội dung lớn thường có cốt truyện xoanh quanh tội ác, vụ án hoặc bí ẩn đời sống nào đó cần được khám phá và tìm ra thủ phạm. Những tiểu thuyết trinh thám hay đều được chuyển thể thành phim khá hấp dẫn và thu hút người xem.
“Mật mã Da vinci, Sherlock Holmes, Sự im lặng của bầy cừu,…”chính là những cuốn kinh điển thuộc thể loại này.
2. Tiểu thuyết tình cảm
Tiểu thuyết tình cảm vốn là loại tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại đặc biệt với dòng tiểu thuyết từ Trung Quốc hay Mỹ là cái nối là dòng tiểu thuyết tình cảm hay và kinh điển. Đối với văn học Trung Quốc có thể phân loại thành các tiểu thuyết đam mỹ, ngôn tình, bách hợp,..
Một số tác phẩm tiêu biểu thuộc dòng tiểu thuyết tình cảm trên thế giới như “Marc Levy, Johanna Lindsey, Cửu Lộ Phi Hương, Mặc Bảo Phi Bảo, Diệp Lạc Vô Tâm,…”
3. Tiểu thuyết giả tưởng
Tiểu thuyết giả tưởng chính là một trong những thể loại được yêu thích thuộc dòng khoa học viễn tưởng, giả tưởng. Loại tiểu thuyết này với nội dung đa dạng như tương lai, phép thuật, thần tiên,..mang đến một thế giới mới cho người đọc trải nghiệm.
Một số tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng trên thế giới như “Harry Potter, Chiến tranh giữa các thế giới,…”
4. Tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử lấy bối cảnh trong quá khứ trước khi nó được viết, thường ít nhất là 50 năm trước. Tác giả sẽ kết hợp tiểu thuyết với các chi tiết thực tế của thời gian trong khoảng thời gian đó. Các nhân vật và sự kiện trong những câu chuyện này có thể hoàn toàn là tưởng tượng. Tuy nhiên, thế giới của những câu chuyện này càng chặt chẽ càng tốt.
Một số cuốn tiểu thuyết lịch sử hay như: “Chiến tranh và hòa bình, Wolf hall, Brooklyn,..”.
Như vậy với những thông tin về tiểu thuyết là gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiểu thuyết – một thể loại văn học được yêu thích hiện nay. Bạn yêu thích thể loại tiểu thuyết nào? Hãy để lại bình luận cho mọi người cùng biết nhé! Đừng bỏ lỡ chuyên mục Văn học để cập nhật nhiều thông tin về văn học hữu ích!